www.alofa.io.vn 💁
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẳng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày.
Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức.
Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. Giờ đến tạng Vi Diệu Pháp Phật giảng cho mẹ của Phật trên cõi trời Đâu Lợi nên giảng bằng tâm truyền tâm không nói bằng lời. Tạng này nói về Tâm theo Phật giáo Nguyên Thủy. Tuy nhiên ngày nay cũng có một vài học giả cho rằng Tạng Vi Diệu Pháp là do những nhà luận sư sau này trước tác.
Nếu căn cứ theo lịch sử và kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy thì chúng ta tin chắc rằng tạng Vi Diệu Pháp do đức Phật thuyết giảng và kỳ kết tập thứ nhất tạng này được ngài Ananda nói ra trong phần giáo pháp. Mãi đến kỳ kết tập thứ ba, tạng Vi Diêu Pháp mới được đại hội phân chia độc lập, như vậy lúc này kinh điển của Phật giáo có ba tạng: Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận (Vi Diệu Pháp là Tạng Luận).
Chúng ta không nên nhầm lẫn bộ Kathāvatthu của ngài Mục Kiền Liên Tử (Moggaliputta - Tissa - thera) trước tác trong kỳ kết tập thứ ba là của đức phật, tên bộ sách thì giống nhau nhưng nội dung thì ngài Mục Kiền Liên Tử dựa trên 500 câu của đức phật giảng trên cõi trời và viết lại theo hoàn cảnh, tôn giáo, bộ phái và xã hội Ấn độ thời đó.
Tạng Vi Diệu Pháp – Abhidhamma do cố Hòa Thượng Tịnh Sự biên dịch từ kinh điển Pali sang tiếng Việt nhằm giúp và tạo điều kiện cho chư tôn đức Tăng Ni và qúy Phật tử tìm hiểu về kinh tạng nguyên thủy. Bộ sách 8 cuốn, gồm có:
- Bộ Pháp Tụ (01 cuốn)
- Bộ Phân Tích (01 cuốn)
- Bộ Chất Ngữ (01 cuốn)
- Bộ Song Đối (02 cuốn)
- Bộ Vị Trí (03 cuốn)
Ðọc tạng Vi Diệu Pháp chúng ta tin chắc rằng người giảng không phải là phàm phu mà là một con người siêu phàm (trí của bậc toàn giác). Cho dù có một số quan niệm cho rằng tạng Vi Diệu Pháp không phải do đức Phật giảng, nhưng điều đó đối với người Phật tử chúng ta không quan trọng mà điều quan trọng là pháp môn đó có phù hợp với nền khoa học đương đại, có giúp ích con người để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc, áp dụng tu tập có dễ dàng đoạn trừ tham sân si hay không.
Như vậy khi Phật giảng về Tâm là giảng về Duy Thức Luận. So sánh với Duy Thức Luận của Bồ tát Vô Trước Thế Thân thì Vi Diệu Pháp là luận có phần nhiều hơn Duy Thức Luận, có đến 121 tâm sở trong khi duy thức chỉ có 52 tâm sở mà thôi.
Lý do là tâm sở của Vi Diệu Pháp áp dụng vào diệt trừ Tham sân si với Thất Bồ Đề Phần với Thất Giác Chi và Tứ Diệu Đế Tứ Niệm Xứ. Học tập tạng này có mục đích gì? Danh từ Abhidhamma có nghĩa là giáo lý cao siêu, vi diệu. Gồm có hai thành phần: Abhi là sự thù thắng, uyên thâm, sâu xa; Dhamma là giáo pháp, lời dạy của đấng giác ngộ.
Do đó, Vi Diệu Pháp là giáo lý tinh hoa của đức Phật, giáo lý này đặc thù và nhiều pháp môn hơn Kinh Tạng và Luật Tạng. Trái lại Luận Tạng Đức Phật trình bày giáo lý theo ý nghĩa Chân đế (paramattha) như: uẩn, xứ, giới, đế…
Do đó việc phân chia Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng rất phù hợp theo trình độ nhân duyên của chúng sanh, nếu trong Luật Tạng Đức Phật sử dụng ngôn từ con người bằng 5 uẩn thì ai sẽ phạm giới và ai sẽ hành trì giới luật để tu tập giải thoát.
Nội dung Vi Diệu Pháp được Đức Phật trình bày bằng bốn nội dung chính: Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và Niết Bàn. Khi nói về Tâm và Tâm Sở, Luận Tạng giúp cho chúng ta nhận thấy được pháp duyên khởi hoặc nguyên lý hình thành sự hiện hữu của Tâm và sự diễn tiến hoại diệt từng sát na của chúng.
Khi nói về Sắc Pháp, Luận Tạng trình bày thể trạng của Sắc Pháp, những duyên tạo hợp, cũng như những tiến trình sanh diệt từng sát na của lộ sắc. Khi nói về Niết Bàn, Luận Tạng giải thích cặn kẻ về Pháp Hữu Vi sanh diệt, tạm bợ, vô thường giúp chúng ta nhàm chán thế sự thăng trầm luân chuyển theo dòng đời để mau tu tập đạt đến đạo quả Niết Bàn - vắng lặng phiền não, không còn tham sân si.
Phone/Zalo ⓿❾ ❻❾❷❼❷❺❼❾
0 Comments:
Đăng nhận xét