Cây cau
Cau là lòi cây có dáng thon nhỏ, lá nhỏ mang đặc tính dương, ngũ hành hỏa, là loài cây có tính thu hút dương khí mạnh, có tính trừ tà khí, sát khuẩn tốt. Xưa các cụ ăn cau trầu để phòng trừ bệnh hàn khí âm, mang theo cau bên người để xua đuổi ta khí, tương tự quan niệm mang tỏi đuổi ma ngày nay.
Ngoài ra, hứng nước mưa từ lá cau được cho là nước tốt, thanh tịnh dùng cho cúng lễ, trị bệnh. Đặc biệt, nếu hứng được nước mưa lá cau vào giờ Ngọ ngày 5/5 âm.
Cây chuối
Là loài cây quen thuộc với đời sống con người từ lúc lọt lòng tới khi nằm mộ, dáng cây thấp lùn, lá to, mang tính âm, ngũ hành thủy, có tính hút âm khí. Quan niệm xưa, cây chuối là nơi trú ngụ an lành của các vong hồn mới mất. Do đó ta thường thấy người ta đặt một cây chuối bên cảnh bàn thờ người mới mất, đôi khi là những ngày lễ khác của người đã mất.
Ý nghĩa phong thủy của Cây cau – cây chuối trong phong thủy xây dựng
Trong phong thủy Dương trạch, vì nhà gỗ truyền thống thường xây ở trong làng, xa núi, gần sông suối, do đó khi xây dựng nhà thờ gỗ truyền thống yếu tố Dương khí đôi lúc sẽ bị yếu đi và tích tụ nhiều âm khí.
Vì vậy, tạo nên một cuộc nhà cửa có yếu tố dương khí của cây cau phía trước nhà, cây chuối sau vách với ý nghĩa cau là tượng cho đón dương khí cát lành vào nhà, chuối là tượng cho tụ tàng âm khí sau vách hậu, nơi nương tựa cho khí âm của người đã khuất.
📌 Mặc dù câu nói "trước trồng cau, sau trồng chuối" còn mang nhiều ý nghĩa theo các góc nhìn khác nhau. Nhưng ở đây, em xin phép chỉ để cập đến vấn đề phong thủy xưa khi xây dựng nhà thờ gỗ truyền thống ở làng quê Việt Nam.
PHONG THỦY ALOFA 👥 ALOFA 🌍 www.alofa.io.vn
0 Comments:
Đăng nhận xét