Thông thường tại miền Bắc và miền Trung việc tảo mộ được thực hiện sau lễ tiến Ông Táo về trời. Còn miền Nam, có gia đình tiến hành tảo mộ từ rất sớm, khoảng mùng mười tháng Chạp, kéo dài đến 25 âm lịch thì kết thúc.
Thông thường việc tiến hành tảo mộ (chạp mộ) trước khi tiến hành làm cỏ, quét dọn, sơn phết lại mộ phần, người cao tuổi nhất, có uy tín trong họ sẽ đại diện thắp nhang, đốt nến, mời rượu, cúng bánh, đốt vàng bạc và khấn vái trước khi động mộ.
Không khí của buổi tảo mộ thường diễn ra trong sự vui tươi, cười nói rôm rả vì đây là một dịp hiếm hoi mà con cháu trong chi họ được quây quần, gặp gỡ nhau và cùng nhau làm những công việc ý nghĩa thể hiện lòng tri ân, sự hiểu thảo đến với tổ tiên.
Tục tảo mộ còn có ý nghĩa giáo dục đến với những thế hệ sau này. Khi tảo mộ cha mẹ hay ông bà cũng thường dẫn con cháu theo, trước là để hướng dẫn cho con cháu biết những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục tảo mộ.
Theo đó, sau khi dọn mộ xong, những cụ lớn tuổi thường ngồi lại phân tích mối quan hệ họ hàng, tên, tuổi của người nằm dưới mộ để con cháu tường tận về nguồn cội ông bà, tổ tiên, nối tiếp những truyền thống tốt đẹp.
Tảo mộ là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân. Bởi vậy, dù đi đâu, ở đâu, hàng năm, những người con xa xứ cũng nhớ quay về quê xưa, chốn cũ tham gia tảo mộ.
Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của người Việt và là niềm tin vào việc để gia tiền phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc vào năm mới sắp đến.
PHONG THỦY ALOFA 👥 ALOFA 🌍 www.alofa.io.vn
0 Comments:
Đăng nhận xét